Hỗ trợ:
84-028-3845 3333
Giỏ hàng:
0
(0)
Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp chỉ số
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Chỉ số phát triển giáo viên TDI (Teachers Development Index) là công cụ để đánh giá về trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên. TDI được xây dựng trên cơ sở kế thừa phương pháp luận của chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) của Liên hiệp quốc. Đây là công trình khoa học của tác giả đã được thực nghiệm, công bố tại hội thảo khoa học ở nước ngoài, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng giải thưởng sáng tạo giáo dục và ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ.

Từ trước đến nay, việc đánh giá về mức độ phát triển của đội ngũ giáo viên chỉ được xem xét trên từng mặt (như trình độ đào tạo, mức đạt chuẩn nghề nghiệp, độ tuổi, mức lương...), chưa có chỉ số tổng hợp để đánh giá, vì vậy rất khó để so sánh đội ngũ giáo viên của tỉnh này với tỉnh khác hoặc của đơn vị này với đơn vị khác. Trong khi đó, để so sánh sự phát triển con người giữa các quốc gia, Liên hiệp quốc đã sử dụng rộng rãi phương pháp chỉ số và được thừa nhận trên toàn thế giới. Vì thế, việc kế thừa cơ sở phương pháp luận của HDI để đưa ra chỉ số đánh giá tổng hợp về đội ngũ giáo viên là hoàn toàn khả thi.

Từ một phần của luận án tiến sỹ, được sự khuyến khích của GS.VS. Phạm Minh Hạc và PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, chúng tôi đã tiến hành hoàn thiện và đề xuất áp dụng TDI vào hoạt động quản lí giáo dục. Năm 2008 và 2009, TDI được thực nghiệm rộng rãi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau nghiệm thu đã được đưa vào sử dụng trong theo dõi, đánh giá Chương trình trọng điểm phát triển giáo dục của tỉnh. Năm 2016 công cụ TDI được tích hợp vào phần mềm quản lý nhân sự (ePMIS) và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí điểm ở 12 tỉnh, thành phố. Cuốn sách này giới thiệu về TDI trên cơ sở kết quả thực nghiệm năm 2008, 2009 và thí điểm năm 2016, với mong muốn được các cơ quan quản lý giáo dục xem xét, sử dụng vào hoạt động quản lý.

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận